Pivot Point là gì? Hướng dẫn cách sử dụng điểm xoay Pivot
Dù có dùng bất kỳ hệ thống nào như Price Action, Ichimoku hay kết hợp 1 số chỉ báo để tạo ra hệ thống giao dịch của riêng bạn đi chăng nữa, thì 1 trong vấn đề mấu chốt là đi tìm các ngưỡng cản, khu vực tranh chấp giữa phe mua hoặc phe bán.
Và những khu vực tranh chấp chính là điểm mấu chốt để biết được phe nào đang thắng thế nên chúng sẽ chính là các manh mối để trader dễ dàng chọn phe hơn. Bởi vốn dĩ thắng thì làm vua mà thua thì làm giặc, trong giao dịch forex cũng thế thôi, bạn chọn đúng phe đang áp đảo toàn bộ mặt trận giao dịch thì lệnh của bạn sẽ win, còn nếu xui chọn nhầm phe nhẹ sẽ phải cắt lỗ, còn nặng thì cháy tài khoản. Bản chất của mọi cuộc chơi cũng chỉ là như vậy thôi!
Mối một loại cản đều mang tính đặc thù riêng biệt, giống như chuông báo cháy cảnh báo cho trader biết: vùng này 2 phe sắp đánh nhau mạnh, yếu tim thì đứng ở ngoài, ham vui thì có thể vào ngó nghiêng, hóng hớt đặt vài lệnh xem sao.
Mình sẽ tiếp tục giới thiệu tới các bạn 1 cái chuông báo cháy kêu khá to, và hơi chằng chịt kiểu mạng nhện, mà nếu bạn hiểu kỹ về cái chuông này nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc cảnh báo các điểm thoát hàng, hoặc giúp bạn thận trọng hơn, đó chính là điểm xoay Pivot hay pivot point.
Điểm xoay Pivot là gì?
Điểm xoay Pivot là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường trong các khung thời gian khác nhau. Bản thân điểm xoay chỉ đơn giản là giá trị trung bình của mức cao, thấp trong ngày và giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Vào ngày tiếp theo, nếu giá nằm trên điểm trục, về mặt lý thuyết, cho thấy tâm lý tăng giá đang diễn ra, trong khi nếu giá nằm dưới điểm trục cho thấy tâm lý giảm. Như vậy có thể thấy, điểm xoay Pivot được tính toán để xác định các mức tâm lý thị trường có thể thay đổi từ tăng sang giảm và ngược lại.
Cấu tạo điểm xoay Pivot
Điểm xoay Pivot sẽ có tất cả 7 đường bao gồm: đường chính được gọi là điểm trục hay điểm xoay Pivot, 3 đường nằm phía trên điểm xoay được đánh dấu là S1, S2 và S3 (3 đường hỗ trợ), 3 đường nằm dưới PP, gọi là 3 đường kháng cự, được đánh dấu là R1, R2 và R3.
Công thức tính điểm xoay Pivot
Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về công thức tính của điểm xoay Pivot, các bạn lưu ý 1 điều, điểm xoay Pivot khác rất nhiều so với đường EMA, đường trendline, đường kháng cự và hỗ trợ… ở chỗ là Pivot Point bất di bất dịch, giống nhau trong mọi khung thời gian.
Như hình ảnh ở trên khi kẻ 1 đường trendline ở các khung lớn như D1 hoặc W, khi chiếu xuống khung nhỏ hơn giá có thể sẽ dịch chuyển, không nằm hoàn toàn trên đường trendline đó.
Tuy nhiên, với Pivot Point sẽ không hề xê dịch, luôn là cản tĩnh, có giá trị giống hệt nhau trong mọi khung thời gian.
Không những vậy, do công thức tính của điểm xoay được lấy từ chính giá cao, giá thấp và giá đóng cửa ngày hôm trước để tạo ra các mức R1,R2, R3, S1, S2, S3 và điểm trục Pivot cho biểu đồ của ngày hôm sau.
Chính nhờ vậy sẽ giúp trader có thể bám sát được các mức quan trọng trong suốt ngày giao dịch. Trong đó, điểm PP hay điểm xoay chính sẽ là mức giá quan trọng nhất trong ngày, là sự cân bằng giữa lực mua và lực bán hay lực tăng so với lực giảm.
Điều này cho thấy, khi giá cao hơn điểm xoay, thị trường sẽ tiến dần lên các mức S1, S2, hoặc S3 tức các vùng hỗ trợ, nhờ vậy sẽ được xem là tăng giá.
Ngược lại, nếu giá giảm nằm dưới điểm trục chính, tức giá sẽ tiến về các vùng R1, R2 hoặc R3 tức các vùng kháng cự, nhờ vậy thị trường sẽ được coi là giảm giá.
Nếu xem kỹ công thức trên bạn sẽ thấy rằng cả R1, R2, R3 và S1, S2,S3 đều lấy giá trị của điểm P hay điểm xoay chính dùng để tính toán.
Chính vì thế điểm xoay sẽ là mấu chốt quan trọng nhất, giống kiểu “người phán xử” xác quyết các mức R và S.
Không những vậy do dựa trên mức cao, thấp và đóng cửa của ngày hôm trước tính toán, nên giữa các mức từ R1, đến R2 hay R2 đến R3 hoặc S1 đến S2 chẳng hạn sẽ được gọi là các khoảng giá hay phạm vi giá.
Phạm vi các giá trị này càng rộng thì khoảng cách giữa các mức trong ngày giao dịch tiếp theo càng lớn. Tương tự như vậy, phạm vi giao dịch càng nhỏ, khoảng cách giữa các mức sẽ càng được thu hẹp vào ngày hôm sau.
Xem thêm: các sàn forex uy tín
Mối quan hệ giữa điểm PP với các mức R và S
PP luôn được xem là “con nhà người ta” nằm ở giữa trung tâm để từ đó các mức R và S sẽ soi chiếu vào. Trong đó, phía trên là các vùng S hay vùng hỗ trợ và phía dưới sẽ là các vùng kháng cự hay R. Chính vì cách sắp xếp này nên trader thường sẽ xét mối tương quan theo các cặp đối xứng như R1 với S1; R2 với S2; và R3 với S3.
Trong đó R1 điểm PP và S1 sẽ được quan tâm nhiều nhất, khi giá phá vỡ điểm xoay chính sẽ là mấu chốt để trader theo dõi vào lệnh, hành động này sẽ được gọi là giá phá vỡ điểm trục để tiến lên S1 hoặc dịch chuyển xuống R1. Tuy nhiên, điểm trục này thường không dễ gì phá vỡ ngay lập tức, giá sẽ dịch chuyển xoay quanh điểm này khá nhiều lần trước khi thực sự phá vỡ để tiến về R tức kháng cự hoặc S tức vùng hỗ trợ.
Điểm xoay Pivot khác Fibonacci như thế nào?
Vì cùng được thể hiện bằng các mức hỗ trợ hoặc kháng cự hay đều gọi chung là cản, nhưng có thể thấy Pivot Point chỉ dựa trên 3 mức giá gồm: giá cao, giá thấp và giá đóng cửa để cấu tạo nên.
Trong khi đó, Fibonacci lại dựa trên những tỷ lệ cố định của chính dãy Fibonacci tạo ra như 0.382, 0.5, 0.618….
Nên mỗi cách thức tính khác nhau sẽ cho ra những kết quả hoàn toàn khác nhau đồng thời sẽ đưa ra cách giao dịch khác nhau.
Xem thêm: đánh giá sàn xtb
Hướng dẫn cách giao dịch với điểm xoay Pivot
Về bản chất, điểm xoay Pivot sẽ lấy điểm trục chính PP hay Pivot Point làm công dân gương mẫu, theo đó nếu giá nằm trên điểm xoay PP được xem là 1 thị trường tăng giá. Như vậy công thức cơ bản nhất của điểm xoay Pivot trong giao dịch đó chính là:
Thực hiện 1 lệnh BUY nếu giá tiến lên vùng S1, S2 hoặc S3
Thực hiện lệnh SELL nếu giá tiến xuống vùng R1, R2 hoặc R3
Tuy nhiên, mình vẫn luôn cho rằng cách kết hợp này thực sự không hoàn toàn tốt, thay vào đó bạn có thể kết hợp Pivot Point với 1 số phương pháp sau.
Kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều
Cách này không chỉ đơn giản mà có thể xem như là hiệu quả nhất, bởi vì với những dạng cản động như EMA giá gần như sẽ dịch chuyển các đường này. Trong khi đó với điểm xoay Pivot, các mức S hay R được tạo ra sẽ bất biến trên mọi khung thời gian, nên nếu tại chính những khu vực này xuất hiện các mô hình nến đảo chiều lại trùng khớp với các R hoặc S thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh.
Xem thêm: Các mô hình nến đảo chiều MẠNH NHẤT cần biết trong forex
Ở phần tôi khoanh vàng đã xuất hiện mô hình nến nhấn chìm giảm cùng với việc khi giá đã chạm lên R2, điều này càng củng cố cho thấy giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống. Và đúng như dự đoán vàng đã giảm khá mạnh từ R2 đi xuống S2.
Kết hợp Pivot Point cùng MACD
Từ công thức của Pivot Point có thể thấy điểm xoay Pivot được xây dựng dựa trên công thức trung bình giá để tìm kiếm lực cung cầu với 3 điểm chính gồm giá cao, giá thấp và giá đóng cửa. Từ đó, sẽ tạo ra các vùng mà khoảng cách giữa các vùng này chính là dùng để thể hiện sức mạnh của giá. Vì thế, khi kết hợp với 1 số chỉ báo động lượng như MACD chẳng hạn sẽ giúp cho trader xác định được 2 mục tiêu chính:
Lực mua bán giữa 2 phe
Điểm đảo chiều xu hướng
Điều này nghĩa là tìm kiếm sự đồng thuận của Pivot Point cùng với phân kỳ hoặc hội tụ của MACD hoặc khi giá bật lên chính các các vùng R hoặc S thì tại MACD chỉ báo hiển thị cho thấy đường MACD line cắt Signal Line.
Liên quan tới MACD bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn giao dịch của chúng tôi tại đây:
Tương tự như phần ví dụ trên, ở đây bạn cũng thấy vào thời điểm đường MACD Line cắt Signal line cũng là lúc EURUSD chạm lên R1. Nên EURUSD cũng đã giảm khả mạnh xuống tới S1.
Một số điểm cần lưu ý về Pivot Point:
-Điểm xoay Pivot là các vùng giá đóng vai trò như là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. &Mdash;Bằng cách sử dụng 3 mức gồm giá đóng cửa, giá cao và giá thấp để tính toán, nên điểm xoay Pivot được đánh giá rất cao khi theo dõi sát sao các mức giá gần với giá đang giao dịch nhất nên có thể giảm thiểu độ trễ của giá cả ở mức tối đa so với nhiều dạng chỉ báo khác.
-Cấu tạo của điểm xoay Pivot sẽ bao gồm: điểm trục chính được ký hiệu là PP cùng ba mức kháng cự ở trên (R1, R2 và R3) và ba mức hỗ trợ bên dưới (S1, S2 và S3).
-Trái ngược với đường trendline, EMA các mức điểm xoay Pivot luôn giống nhau trong mọi khung thời gian, do chỉ sử dụng duy nhất 1 công thức để tính toán. Tuy nhiên, những điểm xoay này sẽ chỉ có giá trị trong ngày hôm đó, sang tới ngày hôm sau sẽ là các mức điểm xoay khác hay chính xác hơn là các mức R1, R2, R3 và S1, S2 S2 cùng điểm PP luôn thay đổi theo từng ngày.
Xem thêm: mô hình 2 đáy